Home Cho sinh viên y khoaKinh nghiệm lâm sàng của BS Hiền TIẾP CẬN NÔN ÓI Ở NGƯỜI LỚN

TIẾP CẬN NÔN ÓI Ở NGƯỜI LỚN

by hienbacsi

freemed

freemedHOT

freemedTIEUHOA

freemedTIENGVIET

freemedBSHIEN

freemedNONOI

freemedTHUOC

nonoi

freemedveryhot

freemedveryhot

Phòng khám Thạc Sĩ Bác Sĩ Trần Hữu Hiền on Google!
https://g.page/bacsi-hien-viemgan?gm

  1. ĐẠI CƯƠNG
    Nôn ói là sự tống xuất bằng miệng các chất trong dạ dày với sự co thắt của ống tiêu hóa và thành ngực bụng. Buồn nôn là cảm giác chủ quan muốn nôn ói.
  2. CHẨN ĐOÁN
    2.1. Lâm sàng
    Hỏi bệnh sử giúp xác định nguyên nhân nôn ói. Thuốc, độc chất và nhiễm trùng thường gây triệu chứng cấp tính. Liệt dạ dày và hẹp môn vị gây nôn trong khoảng một giờ sau ăn. Tắc ruột gây nôn trễ hơn sau đó và có thể kèm theo bí trung đại tiện. Ói máu gợi ý loét dạ dày tá tràng, vỡ dãn tĩnh mạch thực quản, bệnh lý ác tính hoặc hội chứng Mallory – Weiss. Nôn ra phân gợi ý tắc ruột đoạn xa hoặc đại tràng. Nôn ra thức ăn không được tiêu hóa có thể nghĩ đến túi thừa Zenker. Nôn ói có thể làm giảm đau bụng trong tắc ruột nhưng sẽ không giảm trong viêm tụy hoặc viêm túi mật. Nguyên nhân nôn ói nghi ngờ nguồn gốc từ sọ não nếu bệnh nhân có kèm đau đầu hoặc thay đổi thị trường. Chóng mặt và ù tai chỉ điểm bệnh lý tai trong.
    Khám thực thể bổ sung thêm cho hỏi bệnh sử. Hạ huyết áp tư thế và véo da dương tính chỉ điểm mất dịch trong lòng mạch. Các dấu hiệu bất thường hô hấp gợi ý hít sặc chất nôn. Tiếng óc ách buổi sáng, dấu Bouveret gợi ý hẹp môn vị. Bệnh lý thần kinh với dấu hiệu mất thị trường, cổ cứng hoặc dấu thần kinh định vị. Sờ bụng thấy khối u nghi ngờ bệnh lý ác tính hay u tuyến.
    2.2. Cận lâm sàng
    Xét nghiệm máu
    Hạ kali máu, tăng urê máu phản ánh mất nước và điện giải do nôn ói liên tục. Hạ natri và tăng kali có thể tìm thấy trong suy tuyến thượng thận, kiểm tra cortisol buổi sáng nếu nghi ngờ suy tuyến thượng thận. Các xét nghiệm men tụy và men gan nên được thực hiện nếu nghi ngờ bệnh lý khu trú vùng gan mật tụy.
    Thiếu máu có thể do tình trạng viêm hoặc mất máu đường tiêu hóa. Tăng bạch cầu chỉ điểm một tình trạng viêm, giảm bạch cầu nghĩ đến nhiễm siêu vi.
    Xét nghiệm tầm soát mang thai nên được thực hiện nếu nghi ngờ ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.
    Hình ảnh học
    Nôn ói và buồn nôn liên quan đến đau bụng cần được chụp x-quang bụng đứng không chuẩn bị để tìm mức khí dịch và khí tự do.
    Nội soi ống tiêu hóa trên nên thực hiện để tìm các nguyên nhân cơ học của nôn ói và buồn nôn. Nếu không phát hiện có thể khảo sát ruột non bằng nội soi viên nang hoặc chụp cắt lớp vi tính bụng – tiểu khung có chất cản quang.
    Chụp cắt lớp vi tính sọ não hoặc cộng hưởng từ sọ não có thể thực hiện nếu nghi ngờ tổn thương sọ não.
    2.3. Chẩn đoán nguyên nhân
    Thuốc là nguyên nhân phổ biến nhất gây buồn nôn và nôn ói, luôn xuất hiện sớm ngay khi khởi đầu điều trị. Các thuốc phổ biến gây nôn ói bao gồm: kháng viêm không steroid, giảm đau gây nghiện, kháng sinh (macrolides, tetracyline, sulfonamides), thuốc chống loạn nhịp tim, tăng huyết áp, lợi tiểu, thuốc trị đái tháo đường (metformin, exenatide, liraglutide), thuốc ngừa thai, thuốc chống trầm cảm (venlafaxine, duloxetine).
    Buồn nôn và nôn ói do hóa trị có thể tăng lên khi có các yếu tố: trẻ tuổi, nữ giới, bệnh lý huyết học ác tính thường gặp hơn u tạng đặc và các nhóm thuốc (cisplatin, carmustine, cyclophosphamide liều cao, dacarbazine).
    Nhiễm trùng thường gây buồn nôn và nôn ói cấp tính. Nhiễm siêu vi gây viêm dạ dày ruột cấp tính phổ biến nhất là rotavirus, ngoài ra còn có enterovirus và adenovirus. Buồn nôn và nôn ói cũng gặp phải khi nhiễm các loại vi khuẩn như: Staphylococcus aureus, Bacillus cereis, Salmonella, Clostridium perfringens. Bệnh nhiễm trùng gây nôn ói ngoài ống tiêu hóa thường gặp là: viêm tai giữa, viêm màng não và viêm gan.
    Các tắc nghẽn cơ học ống tiêu hóa như hẹp môn vị, tắc ruột là các nguyên nhân gây nôn ói thường gặp. Ngoài ra các tình trạng viêm trong ổ bụng cũng gây nôn ói như: viêm ruột thừa, viêm túi mật, viêm tụy cấp.
    Nhóm nguyên nhân nội tiết: nhiễm ceton axit trong đái tháo đường, suy tuyến thượng thận, tăng canxi máu, cường tuyến cận giáp.
    Các bất thường về thần kinh trung ương: tăng áp lực nội sọ, u não, huyết khối xoang tĩnh mạch, viêm não, viêm màng não, đau đầu Migraine.
    Các rối loạn mê đạo: viêm mê đạo cấp, viêm thần kinh tiền đình.
    Các rối loạn tiêu hóa chức năng: buồn nôn tự phát mạn tính, nôn ói chức năng, hội chứng nôn ói chu kỳ (CVS).
    Một số trường hợp gây nôn ói khác như: mang thai, viêm đài bể thận, nhồi máu cơ tim, tăng urê máu, tăng nhãn áp, xạ trị.
    2.4. Chẩn đoán phân biệt
    Nôn trớ (regurgitation) là hiện tượng các chất trong dạ dày trào lên miệng.
    Khó tiêu (dyspepsia) là cảm giác chủ quan ở vùng dạ dày tá tràng bao gồm: đầy bụng sau khi ăn hoặc no sớm, có khi là đầy hơi và ợ hơi.
    Không tiêu (indigestion) là hiện tượng bao gồm các than phiền: buồn nôn, nôn ói, nôn trớ, nóng rát thượng vị và khó tiêu.
  3. ĐIỀU TRỊ
    Chỉ định nhập viện khi bệnh nhân mất nước và điện giải mà không thể bổ sung qua đường uống.
    Điều trị bệnh nền, sử dụng thuốc chống nôn và thuốc trợ vận động để điều trị triệu chứng tạm thời.

bacsitranhuuhien

You may also like

Leave a Comment