1. Viết
Thử bắt đầu thói quen viết lách từ năm 25 tuổi, sớm hơn càng tốt. Cho đến khi đã trải qua nhiều chuyện trong đời, nhiều người mới tự trách mình tại sao ngày xưa không học văn một cách nghiêm túc?
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá muộn để bắt đầu viết. Thực tế, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu, chỉ cần bạn đủ dũng khí. Vì vậy, dù bạn 20, 25, 35, 60 hay 80, dù chỉ còn vài ngày nữa để sống, chúng ta hãy sống thật trọn vẹn bằng cách thử sức ở mọi lĩnh vực mong muốn.
Đầu tiên, viết là cách để chúng ta kết nối và hiểu sâu hơn về bản thân, là quá trình phân tích chính mình.
Thứ hai, viết giúp thể hiện những suy nghĩ thực sự bên trong của bạn, đặc biệt đối với những người hướng nội, viết lách là cách thể hiện tốt nhất.
Thứ ba, viết lách cũng là một loại chia sẻ, khi chia sẻ với người khác, bạn có thể nhận được góp ý để kịp thời cải thiện bản thân.
Thứ tư, viết cũng là một kỹ năng cần thiết trong công việc và cuộc sống hiện nay.
2. Đọc
Giữa những người không bao giờ đọc và những người đọc thường xuyên có sự khác biệt rất lớn.
Thời trẻ, có những người đọc không quá ba cuốn sách, nếu không tính sách giáo khoa. Cũng có nhiều người mua rất nhiều sách nhưng luôn lấy lý do “bận rộn” chưa đọc. Cho đến khi bước vào xã hội, họ mới nhận ra tầm quan trọng của việc đọc.
Tuy nhiên, đọc cái gì và phương pháp đọc ra sao cũng là điểm đáng chú ý. Chúng ta nên tránh các cách đọc sau:
– Không quan tâm sách hay hay dở, sách nào cũng đọc;
– Chỉ quan tâm số lượng, một cuốn sách có thể đọc xong trong vòng một ngày hoặc thậm chí một giờ.
– Đọc sách hàng ngày nhưng không suy nghĩ hay thực hành;
– Thấy cuốn sách nào hay cũng mua nhưng không bao giờ đọc;
– Đọc mà không có mục tiêu, chỉ vì người khác nói đó là một cuốn sách hay.
Khi đọc sách cũng phải có hiểu biết và chính kiến để phân biệt được tốt xấu, không nên tin tưởng hoàn toàn vào những gì đọc được.
3. Lập kế hoạch cuộc đời
Ngay từ khi còn trẻ, người thành công đã nhận ra, phải xác định rõ mục đích theo đuổi của mình là gì, đừng đợi đến khi đã sống nửa đời người rồi vẫn còn mông lung.
Kế hoạch nên bao gồm các điểm sau:
– Xác định điều bạn muốn cho năm nay là gì?
– Bạn sẽ làm gì trong năm nay để đạt được điều đó?
– Kế hoạch của bạn trong năm năm là gì?
– Bạn muốn ở đâu trong năm năm nữa?
– Kế hoạch cuộc sống của bạn là gì?
– Bạn muốn sống cuộc sống như thế nào?
Khi chúng ta đặt mục tiêu cho mình, tất cả những gì chúng ta phải làm là cố gắng hết sức để thực hiện mục tiêu.
Tất nhiên, bạn phải có kế hoạch hành động cụ thể thay vì chỉ nói suông. Việc đưa ra một đối tượng cụ thể để hướng đến mỗi ngày sẽ giúp làm tăng động lực cho bạn. Đây là giá trị của việc có mục tiêu rõ ràng.
Hãy lập kế hoạch nhưng phải dựa trên thực tế, đừng đặt mục tiêu quá viển vông, học cách sử dụng một số phương pháp và công cụ, chẳng hạn như nguyên tắc SMART, chu trình PDCA, v.v.