Home Cho chúng tôiPhật học 2 câu kệ trong Bát Nhã tâm kinh

2 câu kệ trong Bát Nhã tâm kinh

by hienbacsi

ThS BS Trần Hữu Hiền

Tốt nghiệp bằng DIU ĐH Corse CH Pháp

Trong năm thời thuyết pháp, Đức Phật Thuyết kinh bát nhã trong 22 năm. Điều này cho thấy tầm quan trọng của kinh hệ Bát nhã. Trong Hệ kinh bát nhã bao gồm Đại phẩm bát nhã, Tiểu phẩm bát nhã, kim cang kinh, bát nhã tâm kinh, bát thiên tụng bát nhã kinh: thì nổi tiếng nhất là kinh kim cang bát nhã ba la mật đa kinh (gọi tắt là kinh kim cang) và bát nhã ba la mật đa tâm kinh (gọi tắt là bát nhã tâm kinh).

Bồ tát quán tự tại hay còn gọi là quán Thế âm bồ tát là vị bồ tát đại diện cho lòng đại từ đại bi, là vị bồ tát ở địa thứ 10 trong 51 địa vị còn gọi là nhất Sanh Bổ xứ bồ tát.

Trong Phật giáo đại thừa có hai trường phái quan trọng nhất đó là duy thức và Trung quán. Trung quán tông cho rằng Phật tánh chính là tánh không.

Trong bát nhã tâm kinh Có 2 Câu:
Sắc tức thị Không, Không tức thị sắc.

Câu thứ nhất sắc tức thị không nghĩa là những gì có hình sắc đều do nhân duyên hòa hợp mà thành, sắc là một khối tập hợp của nhiều yếu tố, sắc tồn tại là do các yếu tố bên ngoài nên gọi là duyên sinh. vì là duyên sinh nên sắc không có tự tánh riêng vì vậy gọi là sắc tức là không. ví dụ một cây lúa hình thành là phải nhờ vào hạt lúa, dinh dưỡng từ đất, bàn tay chăm sóc của người nông dân, nước từ sông mang về ruộng và còn rất nhiều yếu tố khác như không khí độ ẩm… Cây lúa không thể hiện hữu nếu không có yếu tố này. Cây lúa là do duyên sinh.

Câu thứ hai: không tức là sắc. Sắc không có tính chất nào riêng biệt do từ các yếu tố khác tạo ra. Vì vậy sắc liên quan mật thiết và tác động trở lại các yếu tố khác đồng thời biến đổi theo các yếu tố khác. Sắc vừa là nhân cũng vừa là duyên cho các yếu tố khác. Sắc luôn biến chuyển theo ngoại cảnh. Sắc hình thành là do ngoại cảnh tác động phức tạp vi tế và liên tục. Duyên sinh tạo ra sắc hay nói cách khác là không tức thị sắc. Hai câu này có nghĩa là sắc và không là một, là không hai (bất nhị như Kinh Duy Ma Cật đã nói). Lưu ý rằng tính Không không phải là hư vô, không có, không cần tu tập, (đức Phật phải trải qua vô lượng kiếp mới thành tự Vô Thượng bồ đề). Sắc vẫn là sắc, tuy nhiên sắc không có thuộc tính riêng biệt và tồn tại độc lập nên sắc tức là không. Hai mệnh đề này hoàn toàn không mâu thuẫn nhau. Mọi sự vật đều tồn tại phụ thuộc lẫn nhau nên gọi là duyên sinh. Vì có duyên sinh nên mới xuất hiện nhân quả. Nhân quả chỉ xuất hiện khi có duyên sinh. Nói cách khác mọi sự mọi vật chỉ xuất hiện theo luật nhân quả khi thế giới có tự tánh không. Từ đó có thể nói không tức là sắc.

Ví dụ: một người tên nguyễn văn A, trong cơ thể anh A từng tế bào từng mạch máu đều thay đổi chuyển hoá từng sát na, nếu người có con mắt bát nhã sẽ thấy rõ sự thay đổi từng giây từng phút. Nguyễn văn A của hiện tại chắc chắn sẽ thay đổi, sẽ khác nguyễn văn A của 1 giờ trước, 1 tháng trước, 1 năm trước. Chúng ta vẫn sờ được, vẫn nói chuyện được với anh A. Anh A là có thật, nhưng anh A cũng có tính không, có thay đổi và anh A không thể tồn tại một cách độc lập mà không cần điều kiện bên ngoài như không khí, nước uống, tương tác với mọi người. Nói cách khác, tính không là tính của anh A.

You may also like

Leave a Comment